-
- Tổng tiền thanh toán:
- Cậu và tớ không phải là người cầm bút, chúng ta chỉ là bọn điếm bút. Chúng ta mà đánh chuông cái nỗi gì, chúng ta đã không còn là chúng ta.
… Hình dáng con người thật khổ sở. Con người là cả một nỗi đau khổ. Tôi cũng chếnh choáng say, trong những hình ảnh mập mờ hiện ra trước mắt, hình như chỉ có dư vị đêm ả đào hôm trước khiến tôi mỉm cười. Những gã đàn ông say tình và những cô gái hát ả đào. Tôi đã mơ thấy mình ở đâu đó”.
Liệu ta có thể quăng quật thể xác và gìn giữ tâm hồn được không? “Đào” - cuốn sách của nhà văn trẻ Linh Lê đã thâm nhập vào những vùng tối của dục vọng, bản năng, khao khát trong lòng xã hội để trả lời cho câu hỏi ấy. Một cuộc sống khác được mở ra, những cô gái xinh đẹp lả lướt, những đào kép ôm đàn chốn lầu xanh trong vần thơ cổ Trung Hoa. Nói trần trụi, họ không phải là gái ngành đơn thuần, họ được dạy cách làm vui lòng kẻ có tiền bằng lời thơ câu hát, bằng tuổi trẻ. Tất cả sự sang trọng, xa hoa và nghệ thuật được đắp lên cơ thể người đàn bà, biến họ thành công cụ thương mại trong đôi ba cuộc vui của giới quyền lực. Bán dâm, dù chúng ta có thuyết phục bản thân hay không, thì chúng ta cũng chưa bao giờ cho rằng nó giống như bán sức lao động ở các ngành nghề khác và không ai đánh giá một cô gái điếm như một cô lao công.
Con người trong ĐÀO dần bị công cụ hóa, bị thao túng bởi nhục dục, ham muốn, quyền lực khiến những tan vỡ trong tâm hồn dần đan chéo lên nhau. Xuyên suốt câu chuyện, tác giả làm lộ rõ những góc tối, những nỗi đau của chính cái nghề nghiệp mà họ đang thực hiện, qua lời kể của Cát - một cô gái điếm và Quyên - nữ phóng viên cá tính mạnh mẽ. Bán dâm và điếm bút. Nỗi buồn và sự thương tiếc. Cái chết và sự lạnh lẽo. Tất cả dần phơi bày ngổn ngang trên trang giấy, khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Sự giải thoát cuối cùng sẽ là gì? Có phải mỗi tha nhân đều là một kỹ nữ của cuộc đời mình?